Tặng Bản thiết kế chi tiết + Bản vẽ mặt bằng tổng quan + Bản vẽ phối cảnh 3D tổng thể khu lăng mộ đá trị giá 3.000.000đ cho khách hàng GỌI NGAY hôm nay.

67+ Mẫu Cột Đá ĐẸP, Cột Đồng Trụ Cổng Làng, Nhà Thờ Họ, Đình Chùa, Biệt Thự, Lâu Đài, Nhà Vườn

Cột Đá là một trong những kiến trúc quan trọng xuất hiện trong nhiều công trình từ Nhà Ở, Từ Đường, lối ra vào làng, xã, những địa điểm di tích lịch sử hay trong những khu lăng mộ đá cao cấp.

Ngoài chức năng chính là trụ đỡ cho toàn bộ công trình thì Cột Đá còn đóng vai trò trang trí tăng tính thẩm mỹ cho không gian bên trong hoặc xung quanh công trình.

Công ty TNHH Đá mỹ nghệ Lâm Tạo là đơn vị chuyên thi công Cột Đá làm Cổng Làng, cho Nhà Ở, Biệt Thự, Nhà Thờ Họ và các công trình tâm linh khác như Đền Thờ, Đình Chùa, Khu Lăng Mộ.

Với lịch sử gần 30 năm xây dựng và phát triển, những công trình được Đá mỹ nghệ Lâm Tạo gia công, chế tác theo quy trình nghiêm ngặt từ giai đoạn cho đá chất lượng tốt đến giai đoạn vận chuyển, thi công lắp đặt hoàn thiện để tạo nên những sản phẩm có độ bền vững mãi với thời gian.

Quý khách hàng có nhu cầu làm Cột Đá, Cột Đồng Trụ hay các sản phẩm đá mỹ nghệ khác xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ ở bên dưới:

Công ty TNHH Đá mỹ nghệ Lâm Tạo
Địa chỉ: Làng nghề thôn Xuân Phúc, xã Ninh Vân, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình
Điện thoại: 0913.199.666 – 0912.826.021 (Zalo)
Email: [email protected]
Website: https://lamtao.vn

Chúng tôi rất hân hạnh và vinh dự cũng như mong muốn được hợp tác cùng Quý khách.

Đầu cột bằng đá xanh được làm kiên cố và chắc chắn

Cột Đá là gì?

Một nét đặc trưng tiêu biểu thể hiện được linh hồn, đồng thời là điểm chịu lực của cả công trình chính là Cột Đá.

Đây là một phần không thể thiếu ở bất kỳ nơi nào dù là nhà thờ họ hay đền, chùa, miếu tự.

Vật liệu được sử dụng để chế tác nên Cột Đá thường là đá xanh nguyên khối, đá tự nhiên, đá trắng, đá xanh đen, đá xanh rêu..

Đặc biệt cổng đá là điểm nhấn của nhiều công trình kiến trúc xưa và nay ở cả phương Đông và phương Tây.

Cấu tạo của Cột Đá

Cấu tạo của Cột Đá được chia thành ba phần cụ thể như sau: 

Phần đầu cột

Đầu cột là phần được mọi người quan tâm và có tỷ lệ cân đối với hai phần còn lại.

Độ dày của đầu cột rơi vào khoảng 15cm và thiết kế theo dạng bóng đèn bát sen, hoặc trang trang trí thêm nghê cùng với chim ở bốn góc.

Phần thân cột

Chiều dài của phần thân cột thường tương ứng với kích thước thực tế của công trình.

Cùng với những họa tiết được điêu khắc tinh xảo để phù hợp với ý nghĩa kiến trúc của cả kiến trúc như văn tự cổ, tứ quý, bộ tứ linh..

Thân cột đá được chạm khắc hoa văn tinh sảo, cổ kính
Thân cột đá được chạm khắc hoa văn tinh sảo, cổ kính

Ngoài ra trên Cột Đá còn có thể dùng hình ảnh tượng trưng của tôn giáo như sen của Phật giáo, hoặc thánh giá của Đạo Công Giáo.

Những Cột Đá thường được các nghệ nhân đục khắc kênh bong tạo hiệu ứng 3D để làm nổi bật hình khối và đường nét của hoa văn.

Phần chân cột

Phần chân đóng một vai trò đặc biệt quan trọng vì nó sẽ chịu tải toàn bộ cho cột.

Do đó chân Cột Đá thường có kích thước lớn hơn phần thân để chịu lực và cân bằng tốt hơn.

Chân cột được chia thành hai phần là trên và dưới, phần trên hầu hết được khắc lá bồ đề và phần dưới khắc họa tiết cánh sen.

Đây là những tượng trưng cho sự trong sạch và thiện lương mỗi người nên tu dưỡng cho mình.

Phân chân cột có hai loại chủ yếu là Tảng Bánh Giầy và Tảng Bồng Đá.

Kích thước Cột Đá chuẩn phong thủy

Kích thước tiêu chuẩn của Cột Đá khi sử dụng trong những nơi thể hiện sự uy nghiêm như nhà thờ tổ, đình chùa có chiều cao là 261cm.

Cùng với thân rộng vuông là 25x25cm, đế 40x40cm.

Những cột chính trong đình chùa, nhà thờ họ hoặc nhà ở theo lối phong thủy thước Lỗ Ban có thể chọn chiều cao là 259cm, thân vuông 30x30cm và đế 45x45cm.

Đối với những công trình nhỏ hơn như gia đình thì nên chọn kích thước là 208cm, thân rộng 25×25 và đế là 40x40cm.Lựa chọn hoa văn trên Cột Đá

Những hoa văn trên Cột Đá được những nghệ nhân chạm khắc một cách thủ công, tỉ mỉ và hoàn hảo đến từng chi tiết và đường nét.

Do đó dùng phương pháp nào cũng đảm bảo được các hoa văn trên cột đẹp mắt và mang nhiều ý nghĩa tinh thần.

Đối với các nước phương Tây thì ít chạm trổ lên cột mà để mùa và hoa văn tự nhiên của đá nguyên khối.

Chi tiết hoa văn thường được lựa chọn theo văn hóa , phong tục tập quán từng vùng miền hoặc tôn giáo khác nhau.

Cụ thể đối với Phật giáo hay dùng hoa văn là Tứ Quý, Tứ Linh, câu đối, hoa sen.

Các hoa văn trong Thiên Chúa Giáo sẽ là Thánh giá, Chén Thánh..

Hoa văn rồng trên Cột Đá mang ý nghĩa gì ?

Rồng là loại hoa văn phổ biến có trên Cột Đá ở Việt Nam.

Đây là hình ảnh tượng trưng cho sự uy nghiêm và sức mạnh của các bậc quân vương có quyền lực tối cao.

Đặc biệt trong phong thủy rồng là linh vật có năng lượng cực lớn dùng để xua đuổi ma tà.

Do đó trong hầu hết các kiến trúc phong thủy đều sử dụng họa tiết hoa văn rồng.

Những nghệ nhân điêu khắc hình rồng với thân dài uốn lượn với đầy đủ các chi tiết như đầu, đuôi, vảy, chân tạo nên một nét đẹp nghệ thuật vô cùng ấn tượng.

Ý nghĩa các loại Cột Đá để lựa chọn phù hợp với phong thủy

Cột Đá mang nhiều ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy, cụ thể như sau:

Cột tròn

Các Cột Đá tròn có nhiều ưu điểm hơn cột vuông vì không có nhiều góc cạnh nên ít bị tổn hại, bị sứt mẻ và mang lại cảm giác an toàn.

Phần chân cột thường dày và thô hơn phần thân để đảm bảo tính vững chắc khi làm trụ đỡ cho các phần còn lại.

Khi dùng cột tròn vừa dễ trang trí, điêu khắc mà có nhiều ý nghĩa tốt về tâm linh và phong thủy.

Với những Cột Đá hình tròn thể hiện sự hoàn hảo, toàn vẹn giống như một vòng không có điểm bắt đầu và kết thúc.

Đồng thời Cột Đá này mang một ý nghĩa đặc biệt là sự trường tồn và vĩnh cửu với thời gian.

Do đó khi xây dựng cổng đá bạn nên tìm hiểu ý nghĩa của từng hình dạng để lựa chọn cho chính xác.

Cột vuông

Cột Đá vuông thường cho cảm giác cứng cáp, mạnh mẽ chống đỡ được lực lớn.

Vì vậy mẫu cột này thường dùng cho các công trình như cột cổng tam quan nhà thờ họ, cột đồng trụ đá, cột khu lăng mộ, miếu thờ, điện thờ.

Ở bốn mặt của cột được chạm trổ rất nhiều hoa văn theo bộ hoặc các họa tiết thể hiện sự kế thừa, phát huy.

Cột Đá hình vuông tượng trưng cho sự rắn rỏi, mạnh mẽ và tạo nên một ấn tượng đặc biệt cho người nhìn.

Những cột trụ vuông thường mang ý nghĩa bảo vệ, bao bọc và che chở.

Do đó Cột Đá vuông thể hiện cho sự sinh sôi, màu mỡ như ruộng đồng cùng với sự ổn định và bền vững.

Các loại đá sử dụng để làm cột

Cột Đá Xanh

Chất liệu tạo nên những Cột Đá xanh chính là các loại đá xanh tự nhiên nguyên khối và bền đẹp.

Những Cột bằng đá xanh này thường được sử dụng trong các công trình như lăng mộ, nhà cổ và các nơi thờ cúng như đình, chùa, miếu, tự.

Cột Đá Vàng

Khi sử dụng những Cột Đá bằng vàng sẽ mang lại màu sắc lạ mắt, chất lượng cao và hơi hướng hiện đại.

Điều này hoàn toàn phù hợp với các công trình như biệt thự, khách sạn, những khu nghỉ dưỡng cao cấp.

Đặc biệt Cột bằng đá vàng còn được dùng trong các kiến trúc nhà truyền thống, biệt thự.

Thi công lắp đặt cột đá vàng tại ngôi biệt thự ở Quảng Ninh

Đá Trắng

Những Cột Đá trắng được dùng phổ biến trong các nhà thờ công giáo, nhà dân sinh và các kiến trúc mang phong cách phương Tây.

Chất liệu làm Cột Đá trắng thường là đá hoa cương, đá cẩm thạch và đá marble vốn đã có vẻ thanh cao nên không cần chạm khắc nhiều.

Đồng thời Cột Đá trắng còn sở hữu nhiều đặc tính ưu việt như độ cứng cao, màu sắc bắt mắt và ít bị thấm nước.