Ý nghĩa của các loại hoa văn Rồng Phượng, Hoa Sen, Tùng – Cúc – Trúc – Mai,… là những hình ảnh quen thuộc được chạm khắc trên các sản phẩm Đá mỹ nghệ của Đá mỹ nghệ Lâm Tạo
Mỗi hình ảnh đều mang trong mình những ý nghĩa nhân văn và phong thủy sâu sắc, tùy thuộc vào yêu cầu, mệnh và phong thủy để lựa chọn hoa văn cho phù hợp với các sản phẩm đá mỹ nghệ khác nhau.
1. Hoa văn Rồng
Trong các linh vật được chế tác thì hình tượng Rồng bay cuốn trên những cột đá mang ý nghĩa lớn về mặt phong thủy.
Họa tiết con Rồng sáng tạo không chỉ mang tính ứng dụng trang trí trong Hoàng cung, các ngôi Chùa, cung Điện mà còn có giá trị cái đẹp tạo hình.
Họa tiết Rồng phát triển ở các vương triều, mỗi thời đều có đặc điểm phong cách đặc trưng.
Cơ sở nhận diện hình tượng trên các phần thể hiện: Đầu Rồng (mắt, mũi, mồm, râu, bờm, sừng); hình dáng thân Rồng (các khúc uốn lượn); các chi tiết (vây, móng, đuôi) và đối chiếu với niên đại di tích để xác định Rồng các thời.
2. Ý nghĩa của Phượng
Chim phượng xuất hiện rất nhiều trong các nền văn hóa trên thế giới.
Dù trong nền văn hóa nào thì hình ảnh chim phượng cũng mang ý nghĩa thiêng liêng và cao quý.
Đối với nền văn hóa Việt Nam, chim phượng là một hình ảnh mang tính biểu tượng đặc biệt. Phượng là một trong bốn con vật linh (tứ linh).
Quan niệm của người phương Đông nói chung, phượng được coi là chúa tể của 360 loài chim. Trong văn hóa Việt, hình tượng phượng hoàng xuất hiện từ rất sớm.
3. Hoa văn Tùng – Cúc – Trúc – Mai
Tùng – Cúc – Trúc – Mai là các loài cây xếp trong hàng tứ quý, tượng trưng cho 4 mùa xuân hạ thu đông trong một năm. Mỗi loài cây đều có đặc điểm riêng đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp và truyền thống của dân tộc Việt Nam.
Hoa văn Cây Tùng: mang ý nghĩa trường thọ, đại diện cho khí tiết anh hùng, can đảm. Đây là những phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam.
Hoa văn Cúc: là loài cây biểu tượng cho sự trường thọ, phúc lộc dồi dào. Trong phong thủy, hoa cúc đem lại cho gia chủ cuộc sống may mắn, tài lộc.
Hoa văn Trúc: là biểu tượng của bản tính kiên cường, vượt lên khó khăn để đứng hiên ngang, vững vàng. Trúc cũng là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh và lòng dũng cảm của con người.
Hoa văn Mai: là loài hoa thanh khiết, mạnh mẽ, biểu tượng cho sức sống bất diệt.
4. Hoa văn Hoa Sen
Hoa sen với những phẩm chất thanh cao hiếm loài hoa nào sánh được, không chỉ đặc biệt vì sen hồng là quốc hoa của Việt Nam ta, mà bên cạnh đó, hoa sen cũng trở thành một loài hoa tặng được yêu thích bởi những ý nghĩa biểu đạt của nó… Là Quốc hoa của Dân tộc Việt Nam, là loại hoa được sử dụng nhiều nhất trong các sản phẩm Đá mỹ nghệ.
Những chế tác lên đá từ hoa sen có ở hầu hết các kiểu lăng mộ đá: các cấp trên mộ đá tròn, trên hàng rào đá quanh lăng mộ, được chạm khắc nổi trên bề mặt của mộ đá…
Trong cuộc sống hằng ngày, người ta tặng nhau đóa hoa sen để bày tỏ lòng tôn kính, để tán dương phẩm chất trong sáng, thuần khiết của đối phương.
Và cũng giống như những loài hoa khác, mỗi màu sắc của hoa sen lại bày tỏ một ý nghĩa sâu sắc riêng, trên cái nền thanh nhã, mộc mạc ban đầu.
5. Hoa văn Hoa Cúc Hóa
Hoa cúc – loài hoa được người ta yêu mến bởi vẻ mộc mạc, giản đơn và biết bao gần gũi. Hoa văn hoa Cúc hay Cây Hoa Cúc được sử dụng rất nhiều trong chế tác, điêu khắc hoa văn đá mỹ nghệ như: Lan can đá hay cánh phong của Lăng thờ đá Lâm Tạo, hoa văn Cột đá hiên của Nhà thờ họ, đình, chùa, miếu thờ, điện thờ,…
Hoa cúc bình dị và đơn sơ đến lạ, thế nhưng, chính nét giản đơn ấy lại trở thành một điều đáng yêu và đáng thích ,mà không có loài hoa nào có được, cũng bởi: “Cúc vốn đơn sơ lắm mặn mòi” . Hoa cúc nhẹ nhàng lắm, gần gũi lắm và cũng mang lại nhiều cảm xúc nơi tâm hồn người ngắm lắm.
Ngày trước, hoa cúc vốn chỉ có vào mùa thu. Trong thơ văn “mùa Thu vàng hoa cúc”. Ngày nay, hoa cúc có vào hầu hết các tháng, có lẽ cũng bởi sự đa dạng của chính loài hoa này, và cũng bởi, con người ngày càng biết “định hướng” thiên nhiên.
Càng tuyệt vời hơn, khi mỗi loại hoa cúc dù có thể kể được tên, hay chỉ cảm nhận bằng tâm hồn đều có rất nhiều màu sắc, nhiều đến nỗi mà bỗng chốc thấy thế giới của hoa cúc ấy rộng lớn biết bao, mênh mông biết bao: mênh mông bởi chính sự đa dạng của hình dáng, màu sắc, và của cả ý nghĩa của mỗi sắc hoa mang lại:
Những nhành cúc trắng hạnh phúc với ý nghĩa về lòng cao thượng, sự chân thực, ngây thơ và trong sáng mà bản thân thể hiện.
Những nhành cúc tây lại khiến người ta cảm thấy chín chắn, và niềm tin về một tình yêu muôn màu.
Hoa cúc đại đóa rung rinh trong gió, như hát vang lên bài ca về sự lạc quan, yêu đời và niềm vui bất tận.
Và những đóa hoa cúc vàng, như nhuộm tròn đầy một màu nắng hạ, lại mang đến một thông điệp về lòng kính yêu, quý mến, sự hân hoan, vui vẻ, và có cả lòng chân thành, trong trắng.
Ngồi lặng, ngắm nhìn những đóa hoa ấy, ta lại nghĩ đến văn hóa tặng hoa,và chợt thấy rằng: hiếm khi nào hoa cúc được chọn làm hoa chính, có lẽ cũng bởi chính sự bình dị của nó.
Và, dường như, cúc có thể dung hòa một cách thân thiện với bất kì loài hoa nào nó gặp, thế nên, nếu có nhìn thấy một bó hoa, giỏ hoa nào đó, có sự góp mặt của hoa cúc, bạn hãy mỉm cười, bởi loài hoa nhỏ bé ấy, thật đáng yêu biết bao.
6. Hoa văn Hoa Bất tử
Hoa bất tử – loài hoa không bao giờ chết với sức sống mãnh liệt và bền bỉ- hoa tượng trưng cho một tình yêu vĩnh hằng, mãi mãi. Như câu nói :”càng đi sâu vào tình yêu, con người ta càng tiến gần sự bất tử”
Hoa bất tử có nguồn gốc ở Úc, được gây trồng rộng rãi ở các tỉnh miền Bắc và vùng núi cao miền Nam. Cây Bất tử còn có tên như Bất tuyệt hay Cúc bất tử; Immortelle, Strawflower, Paper daisy, Everlasting
Là loại cây thân cỏ sống hàng năm, cao khoảng 0.5-1m, đôi khi phân nhánh, thẳng. Lá không cuống, dạng thuôn hình giáo, thu hẹp ở gốc, màu xanh mềm. Cụm hoa hình đầu ở đỉnh thân, cành, đường kính 3-6cm, ngoài có nhiều lá bắc dạng vảy, cứng, khi khô khg héo và giữ được màu sắc (vàng, hồng, tím, trắng, đỏ,…) bền. Hoa bên trong hoàn toàn hình ống màu vàng nhạt hay hơi hồng.
Tại Việt Nam hoa bất tử được trồng phổ biến ở Đà Lạt, và tại đây nó được coi là biểu tượng cho tình yêu bất diệt.
Hoa bất tử thường được các bạn trẻ tặng nhau để thể hiện tình yêu của mình. Những bông hoa bất tử nhỏ bé nhưng lại mang ý nghĩa sâu sắc tuy bông hoa những cánh hoa đã chết song nó vẫn giữ được màu sắc ban đầu của mình chính vì điều ấy bất tử được thể hiện như minh chứng của tình yêu vĩnh cửu.
7. Hoa văn Hoa Mẫu Đơn
Hoa mẫu đơn được xem là loài hoa của sự vương giả, phú quý và giàu sang. Chính bởi vậy, mẫu đơn không chỉ được người ta ưa chuộng bởi vẻ đẹp, khí chất đặc biệt mà còn bởi những ý nghĩa tốt lành mà nó mang lại.
Hoa mẫu đơn có nguồn gốc từ Trung Quốc- Tây Tạng, từ cách đây khoảng 4000 năm. Vẻ đẹp của Mẫu Đơn được con người công nhận và ưa chuộng từ đó cho đến tận bây giờ. Và có lẽ, khó có loài hoa nào có thể sánh được.
Hoa mẫu đơn có đường kính khá lớn, từ 20-30cm. Và có rất nhiều màu: người ta có thể say đắm trước vẻ đẹp thanh thoát của mẫu đơn trắng, có thể cảm nhận nét dịu dàng của mẫu đơn hồng, cũng thấy cả sự rực rỡ qua từng đóa mẫu đơn màu đỏ, màu vàng…
Khác với hoa Hồng, mẫu đơn mang trên mình một ý nghĩa chung, và theo từng vùng đất nó đến.
Ở Trung Quốc – quê hương của hoa mẫu đơn– thì loài hoa ấy được mệnh danh là “quốc sắc thiên hương”, là loài hoa của sự vương giả, thanh cao và sắc đẹp bậc nhất.
Tương truyền, ngày xưa chỉ có trong cung của vua chúa mới được trồng loài hoa này, nhân gian tuyệt đối không, hoa mẫu đơn cũng được người ta biết đến nhiều hơn qua những chiếc mũ đội đầu của công chúa, phi tần thời ấy.
Chính bởi vậy, mà cho tới bây giờ, khi nhắc đến mẫu đơn, người ta thường nghĩ đến sự giàu sang, phú quý. Và hoa mẫu đơn cũng trở thành loài hoa vô cùng ý nghĩa để dành tặng nhân dịp khai trương, chúc mừng. Là một lời cầu chúc người nhận sẽ có được cuộc sống đong đầy, an khang, sung túc.
Ở Nhật Bản, mẫu đơn cũng được ưa chuộng bởi vẻ đẹp và thần thái độc nhất của mình. Tuy nhiên, ngoài ý nghĩa về sự vương giả, mẫu đơn tại Nhật còn được xem là loài hoa của hạnh phúc gia đình.
Người ta có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bình hoa mẫu đơn hoặc những bức tranh mẫu đơn trong phòng khách của một gia đình Nhật.
Còn ở Phương Tây, hoa mẫu đơn còn có ý nghĩa là “sự e lệ”. Có lẽ, đó là do cảm xúc từ những cánh hoa mỏng manh nhưng rất đỗi yêu kiều mang đến.
Và, tại Việt Nam – chúng ta tiếp nhận tất cả những ý nghĩa cao đẹp đó khi nghĩ về loài hoa này.
Hãy thử một lần ngắm và cảm nhận. Chắc rằng, mẫu đơn sẽ mang đến cho bạn nhiều cảm xúc, hơn cả những điều bài viết này đề cập.
8. Hoa văn Ngũ Phúc Lâm Môn
Ngũ phúc lâm môn nghĩa là năm cái phúc cùng đến cửa. Ngũ phúc bao gồm 长寿 chángshòu trường thọ, 富贵 fúguì phú quý, 康宁 kāngníng an khang, 好德 hǎodé hảo đức, 善终 shànzhōng thiện chung.
Bieu tuong Ngu Phuc lam mon
Ngũ 五 wǔ là năm. Phúc 福 fú là phúc phận, phúc lộc. Lâm 临 lín có nghĩa là đến, tới. Môn 门 mén có nghĩa là cửa. Thông qua giải thích nghĩa của từng từ chúng ta có thể hiểu được ý nghĩa của cả bốn chữ, “ngũ phúc lâm môn” có nghĩa đen là năm cái phúc cùng đến cửa, nghĩa bóng có thể hiểu là niềm mong ước sẽ có nhiều phước, lộc đến với gia đình mình.
Nhưng điều quan trọng là năm cái phúc mà người ta luôn mong đến với gia đình mình là gì? Đó chính là 长寿 chángshòu trường thọ, 富贵 fúguì phú quý, 康宁 kāngníng an khang, 好德 hǎodé hảo đức và 善终 shànzhōng thiện chung.
- 长寿 chángshòu trường thọ: Trường có nghĩa là dài, thọ chính là tuổi thọ. Như vậy trường thọ chính là số mệnh tốt, không chết non, chết trẻ, mà trái lại sống lâu, bách niên giai não.
- 富贵 fúguì phú quý: Từ phú trong phú hộ, chỉ sự giàu có, sung túc, quý là quý giá. Phú quý xuất hiện trong ngũ phúc với ý nghĩa mong ước một cuộc sống vật chất đầy đủ, tiền tài dư giả, có địa vị trong xã hội.
- 康宁 kāngníng an khang: Khang chính là chỉ sự khỏe mạnh. An khang là mong ước của con người có sức khỏe dồi dào, không bệnh tật.
- 好德 hǎodé hảo đức: Hảo là tốt, đức là đạo đức. Hảo đức chính là chỉ phần tâm của con người, một tâm hồn nhân hậu, hướng thiện. Trong ngũ phúc hảo đức chính là cái phúc quan trọng nhất. bởi suy cho cùng phúc là kết quả mà đức tạo ra, tạo đức rồi mới có phúc. Chính vì vậy một người giữ được cho tâm mình trong sáng, hướng thiện, nhân hậu, là người có phúc.
Biểu tượng của ngũ phúc chính là con dơi. Các bạn có biết tại sao không? Con dơi trong tiếng Trung là 蝙蝠 biānfú, chữ phú trong con dơi đồng âm với chữ phúc trong phúc lộc, chính vì vậy người ta cho rằng dơi đem lại sự thịnh vượng và thành công.
Biểu tượng này của ngũ phúc cũng được nhiều nghệ nhân Đá mỹ nghệ Lâm Tạo ưu ái lựa chọn làm họa tiết hoa văn cho các sản phẩm Đá mỹ nghệ như: Cuốn thư đá cho Nhà thờ họ, Từ đường, Bảo điện, Đình, Chùa; Tấm bưng Lan can đá; Tấm bưng của mộ đá đẹp, lăng mộ đá đẹp Lâm Tạo,…